Học gì và học để làm gì?

Học gì và học để làm gì?

Mỗi người có 1 mục tiêu cuộc đời, tạm gọi là mission. Có người muốn thành chuyên gia trong lĩnh vực của họ, có người muốn phát triển lên làm quản lý. Cũng có người muốn đi kinh doanh, phát triển doanh nghiệp của riêng mình. Có người lại chỉ cần chill chill sáng cắp ô đi tối cắp ô về, chẳng màng phấn đấu.

Tùy vào mission thế nào, tự khắc bạn sẽ biết mình cần làm gì. Và bao giờ cũng thế, khi mục tiêu của bạn đã rõ, in ra dán đc lên trán, thì cũng là lúc bạn nhận thức được việc gì quan trọng hay không quan trọng, học cái này hay cái kia, và học để dùng cho việc gì.

Đặt mục tiêu càng sớm, bạn càng rút ngắn được thời gian hoàn thành mục tiêu, không sa đà vào những thứ không quan trọng. Đương nhiên là phải có kỷ luật nữa.

long_road.jpeg

Tôi xác định mục tiêu khá muộn so với bạn bè đồng trang lứa. Tôi cũng không hối hận vì đổi lại là tuổi trẻ nhiều sắc màu cung bậc. Đó là quãng thời gian sống với âm nhạc, những chuyến đi dài rong ruổi, gặp những con người thú vị và lắng nghe những câu chuyện hay. Đến một ngày, tôi dừng lại và tự hỏi mình sẽ làm gì tiếp đây. Và cho đến khi đã ra trường khoảng hơn 1 năm, tôi mới có câu trả lời.

Và từ đó đến nay, tôi luôn nỗ lực cho những việc quan trọng, liên quan trực tiếp đến mục tiêu. Đặc biệt là tôi luôn cân nhắc việc có nên học 1 thứ gì đó không, hay tôi có thực sự cần nó trong công việc hay cuộc sống không. Bởi vì học mà không dùng thì quá lãng phí thời gian. Cũng giống như hàng đống kiến thực bạn được nhồi nhét trên trường, tới giờ bạn còn nhớ hay áp dụng được những gì???

Tới giờ đi làm rồi, có ai quan tâm vòng Benzen ra răng? hay các hàm tích phân tầng tầng lớp lớp dùng cho việc chi? (Trừ những bạn nghiên cứu đúng chuyên ngành thì mình k nói).

Cho nên khi một ai đó khen một thứ gì đó hay và bảo tôi học đi, tôi luôn nghĩ ngay tới việc sẽ áp dụng nó vào đâu, mức độ ưu tiên, trước khi quyết định dành thời gian cho nó.

Ngành IT kiến thức là vô biên, nếu không biết chọn lọc thì thực sự bạn dễ bị "cái gì cũng biết mà đếch biết cái gì". Như cá nhân tôi đã xác định trong 3 năm tới chỉ tập trung làm Backend, thì tôi phải dành tới 95% nguồn lực cho nó. Hôm trước, trong buổi phỏng vấn vị trí Backend Dev, tôi được hỏi nếu khách hàng yêu cầu thì em có sẵn sàng chuyển qua code Front-end không? Ngay lập tức tôi chia sẻ luôn định hướng của bản thân và bày tỏ không sẵn sàng làm như thế. Vì tôi biết nếu chạy theo những gì khách hàng yêu cầu thì tôi sẽ bị xoay như chong chóng, lâu dần chẳng biết mình mạnh cái gì.

Xã hội ngày càng phân công rõ ràng. Các công ty đang có xu hướng tuyển người chuyên về một lĩnh vực nhất định chứ không đỏi hỏi một người biết mọi thứ nhưng chẳng thứ gì sâu sắc. Tốt nhất bạn nên chia sẻ định hướng rõ ràng với nhà tuyển dụng để tìm được một môi trường phù hợp.

Quay lại chuyện học gì và học để làm gì, chỉ có bạn mới trả lời được, sau khi đã biết mission của mình. Tuy nhiên hãy nhớ: phần lớn kiến thức mà bạn đã học trên trường chẳng áp dụng được cho cuộc sống hiện tại của bạn. Do vậy lựa mà học thứ cần thiết thôi :))) Còn ti tỉ thứ quan trọng đang chờ bạn khám phá, với điều kiện bạn phải nhận ra chúng trước. Khi đã nhận ra rồi thì cắm đầu mà chạy tới đích chứ còn ngó nghiêng làm gì nữa :)))

02-08-2022 23:05

Duy Hieu